ISO 9001

ISO 9001

5S là một phương pháp quản lý nhằm mục đích cải tiến môi trường làm việc. Đây cũng là một chương trình, hoạt động thường trực trong một doanh nghiệp hoặc ở một đơn vị hành chính. Theo tiếng Nhật, 5S là 5 chữ cái đầu của các từ: Sàng lọc (Seiri), Sắp xếp (Seiton), Sạch sẽ (Seiso), Săn sóc (Seiketsu) và Sẵn sàng (Shitsuke). Theo đó, sàng lọc (Seiri) là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc. Sắp xếp (Seiton) là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp theo trật tự hợp lý để dễ dàng, nhanh chóng cho việc sử dụng. Sau đó tiến hành bước giữ gìn vệ sinh nơi làm việc, máy móc, thiết bị để đảm bảo môi trường, mỹ quan nơi làm việc, gọi là Seiso, tức Sạch sẽ. Khi thực hiện tốt 3S kể trên, đơn vị thực hiện sẽ liên tục duy trì, cải tiến nơi làm việc, gọi là Seiketsu, tức Săn sóc. Và thành công của 5S là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại nơi làm việc – đó là bước cuối cùng trong mô hình 5S: Shitsuke, tức Sẵn sàng.
Trong thực tế, môi trường làm việc là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến năng xuất và chất lượng công việc. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, có nhiều yếu tố khuyến khích, thúc đẩy năng lực thì người lao động càng có thêm động lực phấn đấu cho công việc. Môi trường làm việc bao gồm nhiều yếu tố như cảnh quan, không gian xung quanh, mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể,… Để có môi trường làm việc hiệu quả thì trước hết không gian xung quanh, đồ dùng, dụng cụ, hồ sơ, giấy tờ phải được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, khoa học. Với tiêu chí sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng, 5S giúp phân loại, bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp, giữ gìn vệ sinh, đảm bảo môi trường, mỹ quan, thuận tiện cho công việc. Đây là yếu tố thiết thực của môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp phù hợp với các nhà trường trong công tác quản lý dạy và học.
Do đó, xây dựng và triển khai mô hình 5S trong nhà trường hiện nay là xu thế khách quan để đem lại những hiệu quả tích cực và lợi ích lâu dài, đặc biệt trong môi trường giáo dục.

Giai đoạn 1: Khảo sát đánh giá hiện trạng áp dụng công cụ Thực hành tốt 5S
  • Thực hiện khảo sát chẩn đoán chi tiết tại DN để xác định chi tiết hiện trạng năng suất và chất lượng, nguồn lực có liên quan.
  • Phạm vi lựa chọn áp dụng sẽ được thảo luận, thống nhất bằng văn bản giữa nhóm chuyên gia và Ban Lãnh đạo.
  • Từ cơ sở báo cáo đánh giá khảo sát chẩn đoán chi tiết, tiến hành xây dựng chương trình và kế hoạch tư vấn phù hợp cho từng DN.
  • Hướng dẫn thành lập Ban 5S/ Nhóm Cải tiến theo phạm vi áp dụng.
Giai đoạn 2: Triển khai tư vấn áp dụng thực hành tốt 5S 
  • Đào tạo nhận thức 5S

Đào tạo nhận thức ban đầu dành cho Ban lãnh đạo trường, cán bộ quản lý, giáo viên có liên quan đến phạm vi áp dụng. Nội dung: khái niệm, lợi ích triển khai, những thuận lợi và khó khăn, điều kiện tiên quyết, kế hoạch và tiềm năng áp dụng tại từng doanh nghiệp, nhằm nâng cao nhận thức của CBCNV  về 5S

  • Hướng dẫn thực hiện 3S đầu
  • Đào tạo chuyên sâu kỹ năng 5S

Khóa đào tạo chuyên sâu này dành cho Ban/nhóm cải tiến tại từng đơn vị, nhóm CBNV nòng cốt tham gia vào việc triển khai. Đây là khóa đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng: Kỹ năng cần thiết trong làm việc nhóm; Xây dựng phương án thực hiện, duy trì và nhân rộng.

  • Xây dựng Quy định 5S - Đánh giá thực hiện 5S

Xây dựng Quy định 5S (Săn sóc).

Hướng dẫn đánh giá nội bộ 5S (Sẵn sàng).

Thực hiện khắc phục, duy trì 5S.

Toàn bộ quá trình làm việc sẽ được ghi nhận lại bằng các biên bản và phiếu theo dõi quá trình tư vấn.

Giai đoạn 3:  Đánh giá hiệu quả áp dụng và duy trì